Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn 6 tháng đầu đời. Vì vậy nên nhiều mẹ sẽ dự trữ nguồn sữa quý giá này cho bé trong ngăn đá tủ lạnh để dùng dần. Sữa mẹ để trong ngăn đá được bao lâu phụ thuộc vào loại tủ chuyên dụng mà mẹ đang dùng và cách mà mẹ bảo quản.

1. Sữa mẹ để ngăn đá được bao lâu?
Cho con bú trực tiếp dòng sữa thơm ngon chảy ra từ bầu ngực của mẹ luôn được khuyến khích, nhưng trong một số trường hợp, chẳng hạn như mẹ đi vắng hoặc con bú không hết thì mẹ buộc phải vắt sữa vào bình hoặc túi để tích trữ sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, điều quan trọng là sữa mẹ cũng có thời hạn sử dụng, do vậy, sữa mẹ vắt ra để ngăn đá được bao lâu là mối quan tâm của nhiều bà mẹ.

Theo các chuyên gia, sữa mẹ để tủ lạnh ở ngăn đá sẽ giúp tránh được vi khuẩn và sử dụng được lâu hơn, chúng ta vẫn thường gọi là trữ đông sữa. Khi sữa mẹ để tủ lạnh ở ngăn đá, thời hạn bảo quản như sau:

Đối với tủ lạnh mini chỉ có một cửa chung cho cả ngăn đá và ngăn mát, vì hoạt động đóng mở làm nhiệt độ trong ngăn đá thay đổi liên tục nên chỉ có thể bảo quản được trong 2 – 3 tuần.
Đối với loại tủ lạnh 2 cánh, có cánh riêng cho ngăn đá và ngăn mát, sữa mẹ vắt ra có thể để được 3 – 6 tháng.
Đặc biệt nếu mẹ nào bảo quản sữa trong tủ kem, loại tủ đông chuyên dụng thì có thể giữ sữa trong 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, sử dụng càng sớm sẽ càng tốt.
Sữa mẹ để tủ lạnh ở ngăn đá sẽ giúp tránh được vi khuẩn và sử dụng được lâu hơn
2. Lưu ý khi vắt và bảo quản sữa mẹ ở ngăn đá tủ lạnh
Mặc dù vấn đề sữa mẹ để ngăn đá được bao lâu đã được giải đáp thắc mắc, nhưng mẹ vẫn cần lưu ý những điều sau khi vắt và bảo quản sữa cho bé:

Để hạn chế lượng vi khuẩn xâm nhập vào sữa, mẹ cần rửa tay thật kỹ cũng như vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ vắt sữa, đựng sữa trước khi hút sữa ra để tích trữ.
Mẹ cũng cần lau sạch đầu vú trước khi vắt và chườm khăn ấm lên bầu vú khoảng 2 phút trước khi hút sữa mẹ.
Mẹ có thể tích trữ sữa bằng chai thủy tinh có nắp đậy, bình nhựa cứng không chứa BPA hoặc các dạng túi đông lạnh sữa mẹ.
Không nên đựng nhiều sữa trong một chai/ túi, mà hãy chừa một khoảng trống ở trên chai/ túi khoảng 2,5cm khi cho sữa vào để lấy chỗ cho sữa nở ra khi bị đông lạnh.
Sữa mẹ không cần phải qua bất kỳ bước xử lý nào trước khi đem để trữ đông.
Tốt nhất là nên để sữa ở ngăn đá tủ lạnh ngay sau khi vắt, đừng đợi vài tiếng đồng hồ rồi mới bỏ vào tủ.
Trước khi cho sữa vào tủ lạnh mẹ cần kiểm tra tủ có mùi hôi hay không và chắc chắn sữa được lưu trữ trong một khu vực sạch sẽ, tránh xa các thực phẩm chưa nấu chín.
Khi để sữa, mẹ nên để ở phía bên trong, ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Đây là nơi lạnh và duy trì nhiệt độ ổn định nhất. Không nên để sữa ở phía ngoài mép tủ hay cánh cửa tủ vì sẽ làm sữa mau hỏng hơn.
Nếu trữ đông sữa trong ngăn đá, hãy trữ theo từng túi nhỏ theo cữ bú của bé.
Mẹ lưu ý, nên dán nhãn và ghi ngày tháng vắt sữa ở từng chai/ túi đựng để tiện ghi nhớ hạn sử dụng của sữa trữ đông.
Trường hợp trữ đông sữa trong tủ đá nhưng bị mất điện trong thời gian dài, mẹ cần bỏ sữa vào túi giữ nhiệt có chứa đầy đá lạnh rồi đóng kín lại để bảo quản.
Mẹ lưu ý, nên dán nhãn và ghi ngày tháng vắt sữa ở từng chai/ túi đựng để tiện ghi nhớ hạn sử dụng của sữa trữ đông
3. Cách rã đông sữa mẹ để ngăn đá tủ lạnh
Cuối cùng, ngoài lưu ý sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu, cách vắt và bảo quản sữa mẹ ở ngăn đá tủ lạnh, thì các mẹ cần lưu ý khi rã đông sữa tích trữ như sau:

Với sữa để trong tủ đá, khi sử dụng mẹ phải rã đông trước. Đầu tiên, mẹ nên chuyển gói/bình sữa sắp dùng xuống ngăn mát để sữa tan dần. Khi sữa đã tan, cho sữa vào bình hâm ở nhiệt độ 40 độ C trước khi bé bú, vì đây là nhiệt độ tốt nhất để sữa không bị tác động nhiệt làm mất các dinh dưỡng.

Sữa sau khi hâm có thể dùng trong 24h giờ, tuy nhiên nếu bé không bú hết thì phải bỏ sữa đó đi, không trữ đông lại hoặc trộn với sữa mới.

Mẹ tuyệt đối không hâm sữa ở nhiệt độ quá cao hoặc ngâm trong nước sôi vì sẽ làm mất dinh dưỡng từ sữa. Không bao giờ hâm nóng sữa dự trữ bằng lò vi sóng vì sẽ phá hủy những dưỡng chất có trong sữa và tạo ra các “hạt nóng” khiến trẻ bị bỏng đường tiêu hóa.

Sữa sau khi trữ lạnh thì lớp chất béo sẽ đóng lại màu trắng đục phía trên bình, vì thế sau khi hâm mẹ nhớ lắc đều 1 cách nhẹ nhàng để chất béo hòa tan vào sữa.

Không lắc mạnh bình sữa hay làm nóng đột ngột ở nhiệt độ cao vì sẽ làm đứt gãy cấu trúc của một số phân tử protein bảo vệ, hay còn gọi là kháng thể trong sữa, từ đó làm mất tính năng tự nhiên của sữa mẹ do các kháng thể như lysozyme, lactoferrin,… trong sữa chỉ phát huy được chức năng bảo vệ của nó khi ở đúng cấu trúc phân tử ban đầu.

Sữa sau khi rã đông, sữa thường có mùi hơi hăng, tanh, gây nồng, không thơm như sữa mới vắt nên khiến nhiều mẹ cảm thấy sữa trữ có vấn đề và đổ đi ngay. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề mà các mẹ phải lo lắng. Thật ra, đó là do tác động của các enzim lipase bẻ gãy các chất béo có trong thành phần sữa mẹ khi được bảo quản trong môi trường nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, dinh dưỡng không thay đổi, nên các mẹ cứ yên tâm cho con sử dụng nếu rã đông đúng cách.

Leave a Comment

Developed by Tiepthitute
Chat với chúng tôi qua Zalo
Developed by Tiepthitute