Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Nhiệt độ bình thường trong cơ thể trẻ em khoảng 36.5-37.5 độ C. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể bé tăng lên trên 38 độ C. Sốt không phải là một bệnh xuất hiện đơn lẻ mà là một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
Một số nguyên nhân thường gây sốt ở trẻ
Sốt không do nhiễm khuẩn:
Do cảm nắng hay các chứng cảm thông thường.
Do tiêm phòng: Trẻ có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm chủ犀利士
ng ngừa các bệnh như: bạch hầu, sởi, thương hàn, uốn ván, quai bị…
Do mọc răng: Trẻ có thể bị sốt nhẹ, chán ăn, chảy nước miếng, quấy khóc, khó ngủ.
Do mặc quá nhiều quần áo: Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh có thể bị sốt khi mặc quá nhiều quần áo. Vì cơ thể điều nhiệt của trẻ chưa được hoàn thiện nên trẻ sẽ dễ thay đổi thân nhiệt theo môi trường bên ngoài.
Sốt do nhiễm virus – vi trùng:
Cảm cúm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ em. Trẻ sốt 2-3 ngày, sổ mũi hay nghẹt mũi, ho, mệt mỏi, đau họng, ho, chán ăn.
Sốt phát ban: Trẻ thường sốt cao trong 3-7 ngày, sau đó hết sốt và bắt đầu phát ban khắp người.
Sốt xuất huyết: Trẻ sốt cao liên tục trên 3 ngày và có biểu hiện xuất huyết: chấm xuất huyết da hay chảy máu mũi, chảy máu răng. Khi bệnh trở nặng, trẻ lừ đừ, tay chân lạnh, ói ra máu, đau bụng, vật vã, đại tiện phân đen.
Sởi: Trẻ sốt cao liên tục, ho nhiều, mắt đỏ, chảy nước mũi, từ ngày thứ 4 ban xuất hiện ở mặt, lan ra chân và chi.
Nhiễm trùng tiểu: Trẻ bị sốt kèm theo tiểu lắt nhắt, đau khi tiểu hoặc chỉ tiểu vài giọt, tiểu không kiểm soát. Nước tiểu đục.
Viêm phổi: Các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị viêm phổi là sốt cao, thở nhanh, thở bất thường, ho, nôn, khò khè, chán ăn, bỏ bú, lừ đừ; khi bệnh nặng, trẻ có thể bị tím tái môi và móng tay.
Viêm tai: Trẻ có thể sốt cao, ù tai, đau tai, chảy mủ tai, nghe không rõ bứt rứt, bỏ ăn. Nếu chưa biết nói, trẻ có thể biểu hiện bằng cách kéo tai.
Viêm màng não: Sốt kèm theo thóp phồng, cổ cứng (trẻ không cử động cổ được, không cúi đầu xuống được), nhạy cảm với ánh sáng, nôn mửa, li bì.
Cần làm gì khi trẻ bị sốt?
Khi trẻ bị sốt nhẹ: Cho trẻ mặc quần áo thoáng hoặc chỉ cần cởi bớt quần áo theo dõi thân nhiệt mỗi 4 giờ và cho trẻ uống nhiều nước.
Khi trẻ bị sốt vừa: Cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc đồ mỏng và rộng để dễ thoát nhiệt. Cha mẹ cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, giảm nhiệt trong phòng, và cho trẻ uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt.
Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Sử dụng 5 khăn ướt nhỏ: 4 khăn đặt ở hai bên nách và hai bên bẹn, 1 khăn dùng để lau khắp người. Thay mỗi 2-3 phút. Ngưng lau khi nhiệt độ trẻ xuống dưới 38,5oC hoặc sau khi đã lau 30 phút. Lau khô và cho bé mặc lại đồ mỏng. Có thể tắm cho bé bằng nước ấm. Nên dùng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn 2oC so với thân nhiệt trẻ. Không dùng nước lạnh, cồn hay dấm để lau trẻ.
Cho trẻ tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm
Thay vì chườm mát với nước ấm, mẹ cũng có thể hạ sốt nhanh cho trẻ bằng cách cho con tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm khoảng 10-15 phút. Không được dùng nước lạnh vì sẽ khiến con rét run và sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại biên. Mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu oải hương để tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ.
Khi trẻ bị sốt cao hay sốt rất cao: Cần sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như trên để hạ sốt tạm thời và đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế.
Nên cho trẻ ăn gì khi bị sốt?
Khi bé bị sốt, bố mẹ nên bổ sung các thức ăn có hàm lương calo, protein cao, ít chất béo và một chế độ cung cấp nước hợp lý.
Hai hoặc ba ngày đầu tiên có thể cho bé ăn uống nhiều chất lỏng như súp, nước trái cây hoặc sữa (nếu không có tiêu chảy). Chia nhỏ các bữa ăn khoảng 2h/ bữa sau đó có thể dần dần tăng lên 4h/bữa
Cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm mềm, nhạt, dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ như cháo, ngũ cốc, sữa và trái cây mềm như chuối, đu đủ, cam,…
Lượng protein trong chế độ ăn uống nên được tăng cường. Vì vậy phụ huynh nên bổ sung những loại thực phẩm có giá trị protein cao như trứng, sữa,…
Các loại thực phẩm giàu chất béo, thức ăn cay và chất xơ cần phải tránh.
Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong việc đầy lùi cơn sốt. Hãy bổ sung Vitamin A, B, C, Canix, Sắt và Natri cho bé nhé.
Các món súp rất tốt cho trẻ khi bị sốt
Những trường hợp nào phải đưa trẻ đi đến cơ sở y tế?
Cần cho trẻ bị sốt đi khám bác sĩ ngay nếu: Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt. Sốt trên 40oC.
Cần cho trẻ bị sốt đi khám trong vòng 24 giờ nếu: Trẻ từ 2-4 tháng tuổi (trừ khi sốt xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiêm vắc-xin bạch hầu – ho gà – uốn ván và trẻ không có triệu chứng nặng nào khác). Sốt trên 40oC (nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi). Sốt kéo dài trên 24 giờ mà không có nguyên nhân rõ ràng. Hạ sốt hơn 24 giờ rồi sốt tái phát. Sốt kéo dài trên 72 giờ do bất kỳ nguyên nhân nào.
Cách phòng ngừa sốt ở trẻ
Phòng chống sốt và các căn bệnh gây ra sốt phụ thuộc rất lớn vào việc vệ sinh cá nhân của từng người trong gia đình. Có thể ngừa sự lây lan của virus và vi khuẩn bằng cách:
– Rửa sạch tay bằng nước với xà phòng
– Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho
– Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến
– Chế độ ăn uống lành mạnh nhiều trái cây và rau quả
– Ngủ đủ giấc
– Tiêm phòng đúng lịch
Hy vọng những kiến thức về sốt ở trẻ em trên đây sẽ giúp phụ huynh đẩy lùi cơn sốt cho bé một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.