Gần đây các nhà khoa học từ ĐH Harvard, MIT và Princeton đã đưa ra một báo cáo khá ấn tượng về 2 công thức mà cha mẹ nên biết để nuôi dạy trẻ thành công trong tương lai. Nó đơn giản liên quan đến 2 từ “trò chuyện” và “chơi”. Mời ba mẹ cùng tham khảo trong bài viết dưới đây của chuyên gia Anh Nguyễn, từ Vương Quốc Anh.

Trò chuyện qua lại

Công thức đầu tiên được giải thích từ nghiên cứu được dẫn đầu bởi nhóm TS Romeo, ĐH Harvard và GS. Gabrieli, MIT là cha mẹ cần biết cách trò chuyện qua lại với trẻ sớm và trước 6 tuổi. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển vùng chức năng nhận thức quan trọng của não bộ, đặc biệt liên quan đến vùng ngôn ngữ. Đây có thể được xem là bằng chứng đầu tiên, quan trọng và ứng dụng được công nghệ tiên tiến để hiểu hoạt động não bộ của trẻ nhỏ thông qua trò chuyện.

Cách làm giàu cuộc “trò chuyện qua lại”:

Bạn có thể làm giàu sự trò chuyện qua lại bằng 3 cách:

  1. Quan sát để theo điều trẻ nói
  2. Hỏi và đợi cho trẻ có cơ hội để trả lời, giải thích, hoặc phân tích.
  3. Nhấn mạnh hoặc mở rộng những từ hay việc trẻ đang quan tâm

Ví dụ về cuộc “trò chuyện qua lại” được xem là nghèo nàn

Bố: Con muốn chơi với chiếc thuyền này hả?

Trẻ: Dạ

Bố: Ai chèo thuyền nè?

Con: bố đi!

Áp dụng cách làm giàu “trò chuyện qua lại” để nâng cao phát triển não bộ của trẻ vượt bậc hơn.

Bố: Con muốn chơi với chiếc thuyền này hả?

Trẻ: Dạ

Bố: Liệu chúng ta nên chọn thuyền nào nhỉ? Đỏ hay xanh lá cây? -[bạn có thể hỏi và đợi trẻ phân tích]

Trẻ: Xanh lá đi bố!

Bố: Bố thấy đỏ đẹp hơn. Con nghĩ sao?

Con: Con thích xanh lá, mà xanh lá mình đi qua đây ít bị phát hiện hơn.

Bố: Okay, ai sẽ chèo nào?

Con: Bố đi!

Bố: Con có thể giúp bố khi bố mỏi tay không?

Con: dạ, con không biết chèo!

Bố: dễ lắm, bố sẽ chỉ, con muốn học bây giờ không? – [bạn có thể mở rộng điều trẻ quan tâm]

[…] -lúc này 2 bố con có thể tiếp tục cuộc trò chuyên qua lại khác được mở rộng với chèo thuyền.

ĐỘ TUỔI NHỎ < 2 TUỔI CUỘC TRÒ CHUYỆN QUA LẠI CẦN CHÚ Ý GÌ?

* 0-1 TUỔI: trò chuyện qua lại chủ yếu vào ánh mắt và nụ cười. Câu bạn sử dụng ngắn gọn và đợi 5 giây sau mỗi câu nói để trẻ bi bô lại lời bạn.

Thời điểm tốt nhất để trò chuyện qua lại là lúc trẻ tắm, lúc trẻ nằm sấp vui chơi hoặc lúc thay tã cho trẻ.

* 1-2 TUỔI: Đây là độ tuổi trẻ bắt đầu học nói, nên phần trò chuyện và dùng câu của bạn cần ngắn và không dài hơn 6-7 từ. Nhấn mạnh các từ quan trọng để trẻ nghe và đáp ứng lại. VD. bạn nói chiếc xe hơi màu xanh. Trẻ có thể đáp ứng bạn từ “xanh”, bạn có thể lập lại 1 lần nữa và nói rõ hơn như “đúng rồi, màu xanh, xe hơi màu xanh”.

Chơi với trẻ

Công thức thứ 2 cha mẹ nên làm là chơi cùng trẻ. Điều này được nhấn mạnh bởi TS. Sam, ĐH Princeton, Mỹ về vai trò của việc chơi và khả năng học hỏi của não bộ ở độ tuổi sớm. Ngoài đạt được mục đích vui vẻ, chơi còn là nơi cần để phát triển và giúp trẻ xây dựng về khả năng kiểm soát cảm xúc của trẻ thông qua 2 bài học sau:

  1. “chấp nhận thất bại-chia sẻ chiến thắng”,
  2. “chấp nhận tuân thủ theo luật chơi- chấp nhận hình phạt khi phá luật”

Để làm được điều này, cha mẹ nên bắt đầu giới thiệu luật chơi cho trẻ từ 2 tuổi. Khi chơi với trẻ, nếu bạn là người chơi thì cần xem trẻ như 1 người chơi thực sự và áp dụng đúng luật, không nhường hay cho qua. Đây là điều mà bạn cần làm để trẻ hiểu về sự thất bại-chiến thắng, cũng như trách nhiệm.

Nếu người chơi là anh chị em của trẻ, thì cả hai cần biết về luật chơi và nên tuân thủ đúng luật. Tuyệt đối không thiên vị và không “anh chị là phải nhường em”.

Tính tò mò trong trò chơi

Gíam đốc Dự Án Zero Mardell, ĐH Harvard, Mỹ từng chia sẻ về mức độ tò mò cần phải có trong các hoạt động vui chơi cùng trẻ. Điều này có thể làm tăng tính sáng tạo và khả năng phát triển tư duy của trẻ. Để trẻ tò mò và sáng tạo, bạn cần cho trẻ bao gồm vào các hoạt động làm luật chơi, xử phạt, cũng như cách để chơi theo ý trẻ-đừng áp đặt ý của bạn vào cách chơi của trẻ là được.

Các hoạt động vui chơi cùng trẻ

* 0-1 TUỔI: các trò chơi chủ yếu nhấn mạnh về âm thanh, VD. chơi lục lạc, màu sắc, hình dạng, VD. phân loại hình khối vuông, tròn…, hay biến mất-xuất hiện.

* 1-3 TUỔI: Các trò chơi nên mang tính vận động, VD. đi chơi công viên ngắm hoa cỏ; có tính chất đố vui; tính thử thách VD. đi lên bậc cầu thang, qua vũng nước mưa; mang khả năng kích thích toán học-lôgic VD. tính cộng; tính nghệ thuật VD. vẽ-tô màu,…

* 3-6 TUỔI: Nên bao gồm các hoạt động đố vui, tìm hiểu khoa học VD. phân loại lá cây ngoài công viên), vận động, vận dụng tư duy VD. học cách chơi cờ vui từ 5 tuổi,…

Notes:

Romeo RR, Leonard JA, Robinson ST, et al. Beyond the 30-Million-Word Gap: Children’s Conversational Exposure Is Associated With Language-Related Brain Function. Psychol Sci. 2018;29(5):700-710.

Sam W. et al. (2012). Play, stress, and the learning brain. Cerebrum : the Dana forum on brain science, 2012, 12.

Leah Shafer (2018) Summer time, Playtime. Harvard Graduate School of Education

Leave a Comment

Developed by Tiepthitute
Chat với chúng tôi qua Zalo
Developed by Tiepthitute