Đầy hơi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là triệu chứng thường gặp vì hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên thường gặp như: chướng bụng, ợ hơi, trớ, nấc cụt. Điều này khiến rất nhiệu ông bố, bà mẹ lo lắng và không biết phải xử lý như thế nào…
1. Dấu hiệu trẻ bị đầy hơi, chướng bụng
Các dấu hiệu này rất dễ nhận biết, cha mẹ chỉ cần chú ý vào những biểu hiện sau:
• Bụng trẻ căng tròn sau khi ăn 1-2 giờ, căng to hơn bình thường
• Trẻ ợ hơi sau khi ăn
• Trẻ quấy khóc và lười bú
• Vỗ nhẹ vào bụng trẻ phát ra âm thanh rỗng như trống
• Đi ngoài táo bón hoặc phân lỏng
• Trẻ không xì hơi như bình thường
2. Nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng ở trẻ
Một số những nguyên nhân có thể gây nên tình trạng bị ợ hơi ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh như: bé nuốt phải hơi khi bú hoặc ăn quá nhanh.
Không thể tiêu hóa hết đường Lactose trong sữa do thiếu men Lactase: Một sự thiếu hụt tạm thời để sản xuất đủ lượng enzyme “lactase”, cần thiết cho việc tiêu hóa “lactose” là một lời giải thích cho một số trường hợp nhiễm colic hoặc trẻ sơ sinh
Khẩu phần ăn dặm của bé có quá nhiều tình bột. Nhiều mẹ cho con ăn dặm sớm (trước 5-6 tháng tuổi), ăn cơm sớm (trước 1 tuổi khi chưa mọc đủ răng hàm) hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa. Điều này khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong đường ruột của bé, bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều hơi (khí) dẫn đến bụng trướng căng.
Thực ăn và dị ứng thực phẩm: Sữa mẹ có chứa các mùi vị của thực phẩm từ chế độ ăn uống của mẹ. Một số em bé có thể nhạy cảm với những mùi vị của thực phẩm. Việc ăn sữa mẹ, hành, rau cải (ví dụ cải bắp, bông cải xanh và súp lơ) và socola có liên quan đến các triệu chứng khó chịu hơn ở trẻ sơ sinh.
Ép ăn quá nhiều: Nếu bị ép ăn quá nhiều một bữa hoặc bữa ăn quá gần nhau, chưa đủ thời gian để tiêu hóa hết đã cho ăn thêm thì trẻ dễ bị nôn. Thức ăn chưa tiêu bị đẩy nhanh xuống đường ruột, gây ra tình trạng đi ngoài phân sống.
Bé uống nhiều kháng sinh, hơn 14 ngày, làm chết vi khuẩn có lợi trong đường ruột hay mắc 1 số bệnh đường tiêu hóa
3. Ngăn ngừa đầy hơi ở trẻ
Chia nhỏ bữa ăn
Thay vì ăn một bữa thật nhiều, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để bé tiêu hóa được tốt nhất, tránh tình trạng thức ăn không kịp tiêu hóa gây đầy bụng và không hấp thu hết dưỡng chất từ đồ ăn.
Cho bé uống đủ nước
Với trẻ nhỏ, mẹ chủ động cho bé uống đủ nước mỗi ngày. Những trẻ lớn hơn thì mẹ nhắc nhở trẻ uống nước thường xuyên vừa thanh lọc cơ thể lại giúp bụng nhẹ nhõm, tiêu hóa tốt hơn.
Cho trẻ vận động
Khi những đứa trẻ luôn ngồi im, thì ruột của chúng cũng vậy. Đường tiêu hóa chỉ hoạt động tốt hơn khi trẻ có hoạt động tim mạch thường xuyên. —Tiến sĩ Jeremiah Levine, Giám đốc Nhi khoa Tiêu hóa, NYU Langone Health, Mỹ.
Cho bé ợ hơi thường xuyên
Trong quá trình bú mẹ hoặc bú bình, bé đều nuốt phải một lượng không khí thừa. Mẹ cần giúp bé ợ để đầy khí thừa ra ngoài bằng cách cho bé ngồi tựa bụng vào cánh tay mẹ hoặc để bé nằm sấp trên đùi.
Massage bụng cho bé và làm động tác đạp xe
Bình thường cha mẹ vẫn thường massage cho trẻ. Đây cũng là phương pháp giúp ruột trẻ đào thải khí thừa, làm bé dễ chịu hơn. Chỉ cần thao tác nhẹ nhàng trên bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ, xung quanh vùng rốn và lan ra quanh bụng. Thực hiện nhẹ nhàng vài lần sẽ thấy hiệu quả.
Lưu ý: không nên massage khi trẻ mới ăn no.
Với động tác đạp xe, đây cũng là cách làm giúp bé giảm thải khí thừa trong ruột tốt. Mẹ hãy đặt bé nằm ngửa, sau đó kéo ngược nhẹ nhàng 1 chân bé lên ngực rồi đẩy xuống. Làm 2 chân trái ngược nhau. Cử động giống như bé đang đạp xe đạp, giúp giảm được khí thừa trong bụng.
Ăn nhiều chất xơ hơn
Cho trẻ ăn thêm các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau. Chất xơ là một thức ăn được vi khuẩn đường ruột sử dụng và có thể cải thiện nhu động.
Bổ sung men vi sinh hoặc thuốc chống đầy hơi
Trong men vi sinh có chứa rất nhiều lợi khuẩn. Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột giúp hỗ trợ điều trị bé bị đầy bụng, tiêu chảy, táo bón do loạn khuẩn, nhiễm khuẩn, và dùng kháng sinh…
Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn men tiêu hóa thích hợp hoặc sản phẩm đẩy lùi đầy bụng, khó tiêu hiệu quả cho bé.
Nếu trẻ bị đầy bụng chướng hơi kèm những triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy,… cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Tránh việc tự ý sử dụng thuốc mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ.